Chủ Nhật, Tháng Hai 28, 2021
  • Login
HiQuyNhon
  • Quy Nhơn Ngày Nay
  • Du Lịch
    • Nghỉ Chân
    • Văn Hóa
    • Ẩm Thực
  • Cảm Nhận
No Result
View All Result
HiQuyNhon
  • Quy Nhơn Ngày Nay
  • Du Lịch
    • Nghỉ Chân
    • Văn Hóa
    • Ẩm Thực
  • Cảm Nhận
No Result
View All Result
HiQuyNhon
No Result
View All Result

Khám phá toàn cảnh vẻ đẹp Linh Phong thiền tự

Cường by Cường
05/01/2021
in Du Lịch, Văn Hóa
A A
0
Share on FacebookShare on Twitter

Ông Núi là ngôi chùa có gốc tích cổ xưa và được nhiều người tin là rất linh thiêng ở Bình Định. Chùa tọa lạc trên Chóp Vung, đỉnh cao nhất trong danh thắng núi Bà. Vì thế, cứ đến ngày 24 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân và khách thập phương lại về Chùa Ông Núi – Linh Phong Thiền Tự (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) trẩy hội. 

Tên gọi Ông Núi xuất phát từ đâu?

Chùa Ông Núi
Chùa Ông Núi – Ảnh: Sưu tầm

Theo tài liệu của chùa biên soạn năm 2001, chùa do ông Tổ Giám Huyền và đệ tử Tánh Bang (Lê Ban) sáng lập năm Giáp Tý (1684) niên hiệu Chánh Hoà thứ 5 thời vua Lê Hy Tông (theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì chùa thành lập năm 1702 niên hiệu Chánh Hoà thứ 11). Thầy trò tu thiền nơi hang đá. Trước mặt có một suối nước từ chóp núi đổ xuống, nên hang đá mang tên “Dũng tuyền thạch cốc” (hang đá nước xối mạnh). Sau đó thầy Giám Huyền giao lại cho đệ tử Lê Ban để đi vào phía Nam tu hành.

Theo một số thư tịch, sư thường xuất hiện trước mắt người dân trong vùng dưới lớp quần áo tự làm bằng vỏ cây rừng nên được “gán” cho danh hiệu “Mộc y Sơn ông” (tức “ông núi mặc áo vỏ cây”). Vì thế cái tên Ông Núi chính là xuất phát từ danh hiệu “Mộc y Sơn ông” mà dân gian dùng gọi bậc chân tu khai tự này.

Tương truyền, ban ngày Ông Núi ở trong rừng đốn củi, bó thành bó lớn chỉ có sức ông mới gánh nổi mang xuống chân núi, để ở ngã ba rồi trở lên. Người dân quanh vùng đem gạo, muối đến để đó rồi gánh củi về dùng. Hôm sau ông hoặc đồng tử xuống núi lấy thực phẩm, nhiều ít không cần biết. Mỗi khi trong vùng có dịch bệnh thì tự nhiên nhà sư đem thuốc xuống cứu chữa. Chữa xong rồi đi ngay, không nhận bất cứ một sự trả công nào.

Xem thêm

Top những món ăn Hà Nội được ưa chuộng tại Quy Nhơn

Trải nghiệm du lịch địa phương tại làng chài Nhơn Lý

Khám phá chùa Ông Núi – Ngôi chùa có tượng Phật to nhất Đông Nam Á

Ngược dòng lịch sử…

Năm Qúy Sửu (1733), Chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho Ông Núi pháp hiệu Tĩnh giác Thiện trì Đại lão Thiền sư, cho xây lại Dũng Tuyền Tự, sau đổi tên Linh Phong Tự.

Khám phá toàn cảnh vẻ đẹp Linh Phong thiền tự 8
Toàn cảnh chùa Linh Phong

Năm 1888, Ðào Tấn – một nhà văn hóa lớn của nước ta, đã đến cư trú tại Linh Phong thiền tự một thời gian. Ông có bài phú đề nơi vách núi:

Một cảnh khói hoa trời tự tại
Mười năm hồ hải giấc quy lai
Ðây học trò lành âu cũng Phật
Ðó chùa tên Ông Núi ngỡ chốn Tiên.

Vì thế có thể nói Linh Phong thiền tự có một vị trí khá đậm nét trong cuộc đời và sáng tác của danh nhân Đào Tấn. Vị đại thần – bậc hậu tổ của nghệ thuật hát bội ấy – lúc còn làm quan đã từng dốc sức cho sửa sang nâng cấp ngôi chùa. Đào Tấn cũng chính là tác giả bài “Linh phong tự ký” còn được hậu sinh nhắc đến tận hôm nay.

Khám phá toàn cảnh vẻ đẹp Linh Phong thiền tự 9
Một góc chùa Linh Phong

Hơn thế nữa, ẩn trong dáng núi ấy còn biết bao dấu ấn lịch sử khác: nào là hòn Vọng Phu ở Vĩnh Hội (xã Cát Hải, Phù Cát) gắn với truyền thuyết về người phụ nữ ôm con đứng ngóng chồng, lâu ngày hóa đá; là đỉnh Hòn Chuông có phế tích tháp Chăm cổ. Thời Tây Sơn, trên vùng đất này có Tây Phủ Càn Dương (thôn Trường Thạnh, xã Cát Tiến) với cảnh buôn bán sầm uất của phủ ly và Hải tấn Nha phiên vẫn còn mãi lưu truyền… Rồi trong kháng chiến, nơi đây là căn cứ vững chắc của cách mạng ở khu Đông tỉnh Bình Định.

Và lễ hội chùa Ông Núi (ngày 24 tháng Giêng âm lịch hàng năm) chính là ngày giỗ của Hòa thượng Thích Trừng Tịnh, một trong những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của chùa. Ngày giỗ đúng vào mùa lễ hội tháng giêng, nên thu hút khá đông khách hành hương.

Khám phá toàn cảnh vẻ đẹp Linh Phong thiền tự 10
Một góc chùa Linh Phong

Khám phá vẻ đẹp Linh Phong thiền tự

Khám phá toàn cảnh vẻ đẹp Linh Phong thiền tự 11
Ảnh: Sưu tầm

Đứng trước sân Linh Phong thiền tự, phóng tầm mắt ra xa: đầm Thị Nại long lanh nước trải dưới ánh của một ngày nắng đẹp. Phía Tây và Nam là những mái nhà chen giữa đồng lúa xanh. Lại tự nhủ, rằng mình đang đứng ngay trên đỉnh cao nhất của ngọn núi Bà hùng vĩ (Núi Bà – theo sách xưa chép là Bô Chinh đại sơn, tức là ngọn núi lánh cái chiêng).

Khám phá toàn cảnh vẻ đẹp Linh Phong thiền tự 12
Ảnh: Sưu tầm

Từ chánh điện Linh Phong thiền tự, đi về hướng tây có một cây cầu nhỏ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm trên núi phía sau chùa.

Khám phá toàn cảnh vẻ đẹp Linh Phong thiền tự 13
Ảnh: Sưu tầm

Hang Tổ nằm sát mép suối, đá tự nhiên che kín cả ba mặt như một ngôi nhà. Tương truyền đây chính là hang đá ngày xưa ông Núi từng ở, từng ngồi niệm kinh tụng Phật. Năm 2000, tượng ông Núi (thiền sư Lê Ban) được tạo dựng, đặt tại hang Tổ. Tượng ngồi cao 84 cm, nhũ vàng, do nghệ nhân Lê Ân thực hiện. Bên trong hang là những vách đá tự nhiên, tạo nhiều khoảng không gian thông nhau như những căn phòng của một ngôi nhà bằng đá, những tảng đá lớn xếp chồng nhau và dựng đứng, phía bên dưới là một khe nước từ trong lòng suối chảy ngang qua hang, với độ sâu hơn 5m. Có lẽ vì vậy mà trước đây chùa có tên là “Dũng tuyền thạch cốc” chăng?

Khám phá toàn cảnh vẻ đẹp Linh Phong thiền tự 14
Ảnh: Sưu tầm

Phía ngoài hang Tổ còn có nhiều khối đá xếp chồng nhau cũng rất lạ. Có những tảng đá xếp chồng ba hoặc chồng hai hòn với nhau. Có tảng rất giống hình một vị sư đang ngồi an nhiên giữa đất trời, mặc thời gian mãi trôi giữa thường hằng.

“Chùa Ông Núi mỏi chân mới đến
Nơi linh thiêng thờ cúng Phật tiên
Ra giêng lễ hội người đông đúc
Bốn phương thưởng ngoạn hết ưu phiền!”


– Thơ: Diệp Hoàng Thân –

Share133Tweet83Pin30
Cường

Cường

Có thể bạn sẽ xem

Top những món ăn Hà Nội được ưa chuộng tại Quy Nhơn
Du Lịch

Top những món ăn Hà Nội được ưa chuộng tại Quy Nhơn

25/02/2021
Trải nghiệm du lịch địa phương tại làng chài Nhơn Lý
Du Lịch

Trải nghiệm du lịch địa phương tại làng chài Nhơn Lý

24/02/2021
Khám phá toàn cảnh vẻ đẹp Linh Phong thiền tự
Du Lịch

Khám phá chùa Ông Núi – Ngôi chùa có tượng Phật to nhất Đông Nam Á

24/02/2021
Sốt sình sịch các góc chụp ảnh siêu đẹp Cù Lao Xanh 2021
Du Lịch

Sốt sình sịch các góc chụp ảnh siêu đẹp Cù Lao Xanh 2021

24/02/2021
Next Post
Top các quán cafe không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn

Top các quán cafe không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn

Discussion about this post

Bài Mới

  • Top các quán Bar – Pub Quy Nhơn HOT  nhất năm 2021

    Top các quán Bar – Pub Quy Nhơn HOT nhất năm 2021

    1266 shares
    Share 506 Tweet 317
  • BẮT TREND NHỮNG MÓN ĂN VẶT QUY NHƠN 2020 NGON CỰC GHIỀN

    4925 shares
    Share 3551 Tweet 573
  • Lịch Trình Du Lịch Quy Nhơn 3 Ngày 2 Đêm Ăn Chơi Quậy Phá Bao Chi Tiết

    1132 shares
    Share 501 Tweet 263
  • QUY NHƠN – Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, cầu may mắn và bình an, thích hợp đi du Xuân 2020

    3633 shares
    Share 2398 Tweet 515
  • ĐIÊN ĐẢO TRƯỚC NGÔI CHÙA ĐẸP HƠN CẢ “PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN” NGAY TẠI AN NHƠN

    3333 shares
    Share 2962 Tweet 155
Bay cùng Traveloka Bay cùng Traveloka Bay cùng Traveloka
ADVERTISEMENT
HiQuyNhon

HiQuyNhơn khởi điểm từ 1 ý tưởng của nhóm bạn trẻ xuất thân từ thành phố biển Quy Nhơn đang sống và làm việc tại Sài Gòn muốn đóng góp cho thành phố thân yêu của họ thật hữu ích, bài bản và có giá trị tinh thần cao.

  • Liên Hệ
  • Điều Khoản Sử Dụng
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Trở Thành Một Phần Hi! Quy Nhơn

Copyright © 2015 – 2020 HiQuyNhon – Du Lịch Thành Phố Quy Nhơn | Quy Nhơn Media

No Result
View All Result
  • Tin Tức
  • Du Lịch
    • Điểm Đến
    • Văn Hóa & Lịch Sử
  • Ăn Gì
    • Đường Phố
    • Món Ngon
    • Quán Hay
  • Ở Đâu
  • Cảm Nhận
  • Mã Giảm Giá

© 2020 Du Lịch Thành Phố Quy Nhơn

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In